Thứ Ba, 30 tháng 3, 2021

Đầu hè đến Vân Hồ thưởng thức hương vị đặc sản Tây Bắc 

Muốn nếm trọn hương vị của món lợn Mán mẹt – tinh hoa ẩm thực vùng Tây Bắc giữa lòng Hà Nội, đừng ngại ngần tìm đến Ẩm thực Vân Hồ – nhà hàng với 30 năm tuổi đời tại số 2B Hoa Lư, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Gói trọn hương vị đặc sản Tây Bắc phục vụ thực khách Hà thành 

Từ lâu, Tây Bắc đã nổi tiếng với những món ăn mang đậm chất riêng của núi rừng vùng cao. Những món ăn của vùng núi non đặc trưng bởi những gia vị chỉ Tây Bắc mới có. Và lợn Mán thui của người dân tộc Mường tại Hòa Bình là một trong những món ăn như thế.

đặc sản Tây Bắc

Lợn mán Mẹt gói trọn tinh hoa ẩm thực Tây Bắc

Đưa hương vị từ bản Mường về với thực khách Hà Thành, nhà hàng đồ ăn ngon Hà Nội – Ẩm thực Vân Hồ đã biến tấu đa dạng hơn với đầy đủ các món nướng, hấp, xào, lăn,.. và từ đó cho ra đời món lợn Mán mẹt. Để giữ nguyên hương vị món ăn, người đầu bếp của Vân Hồ không chỉ có tay nghề chế biến thật khéo, cầu kì trong khâu chọn nguyên liệu mà còn phải thật sự am hiểu về nét văn hóa ẩm thực của vùng núi Tây Bắc.

Thịt lợn Mán được chọn phải là giống lợn mán khỏe mạnh, được nuôi theo phương thức gần gũi thiên nhiên, nhỏ con, chắc thịt, ít mỡ nhiều nạc. Chính vì vậy, dù chế biến hấp, luộc hay quay, nướng, xào, nhưng mỗi món bày trên mẹt đều cho người thưởng thức cảm nhận được độ giòn và thơm, ngọt tự nhiên.

đặc sản Tây Bắc

Món lợn Mán mẹt tại Vân Hồ bao gồm: Lợn Mán hấp, lòng dồi, lợn Mán xào sả ớt, lợn Mán nướng giềng mẻ, nem tai, canh khoai cùng với rau bún ăn kèm theo.

Đặc biệt, một trong những điểm sáng của món thịt lợn Mán khi được chế biến tại Vân Hồ là món thịt nướng thơm mùi giềng, sả, miếng thịt vàng đều, săn lại ăn không ngấy mà dậy mùi thơm. Khi cắn, miếng thịt chín tới vẫn giữ được vị ngọt khó quên. Đó cũng chính là lý do đưa lợn mán mẹt vào danh sách những món ăn được thực khách vô cùng ưa thích tại nhà hàng.

Sự kết hợp hoàn hảo: Lợn mán mẹt – bia hơi đưa đẩy câu chuyện ngày hè

Mang hương vị đặc trưng của vùng Tây Bắc, lợn mán mẹt cùng với bia hơi – đặc sản Hà Nội đã trở thành “bộ đôi hoàn hảo” cho những bữa tiệc cuối tuần, đặc biệt là vào những ngày hè nóng bức có hẹn cùng bạn bè, người thân tại Vân Hồ. Vị ngon tự nhiên trong từng miếng thịt được chế biến khéo léo, quyện trong cái mát lạnh của bia hơi hẳn sẽ khiến bạn cực kì sảng khoái và thích thú.

Bia hơi, lợn Mán mẹt – một thứ gắn liền với văn hóa ẩm thực của người Hà Nội, một thứ đặc sản Tây Bắc, hai thứ tưởng chừng khác biệt nhưng lại tạo ra chất xúc tác tuyệt vời, giúp cho câu chuyện cuối tuần thêm thú vị. Ngoài ra, tại nhà hàng ăn ngon rẻ Hà Nội – Vân Hồ, bạn cũng có thể lựa chọn thêm các món ăn kèm như lạc rang, dưa chuột lai rai hay những món ăn từ thịt gà, cá, chim, hải sản,… được chế biến đủ món hấp, luộc, chiên xào, nấu lẩu cho bữa nhậu thêm phần hấp dẫn, phù hợp với mọi thành viên.

>> Thú thưởng bia của người Hà thành xưa và nay

>> Bia hơi vỉa hè – Thú vui dân dã của người dân Thủ đô

Để đảm bảo chất lượng cho món lợn Mán mẹt ngon nhất, Ẩm thực Vân Hồ đặc biệt phục vụ thực khách vào hai ngày cuối tuần – thứ bảy và chủ nhật. Quý khách hàng có nhu cầu đặt bàn, vui lòng liên hệ với Vân Hồ qua đường dây nóng hoặc để lại thông tin trên fanpage của nhà hàng dưới đây:

Ẩm thực Vân Hồ – Điểm đến khó quên

Địa chỉ: Số 2B Hoa Lư, Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Hotline: 0912.281.199099 – 0903.412.888
Facebook: Ẩm thực Vân Hồ 2B Hoa Lư

The post Đầu hè đến Vân Hồ thưởng thức hương vị đặc sản Tây Bắc  appeared first on Ẩm thực Vân Hồ.



source https://amthucvanho.com.vn/tin-tuc/dau-he-den-van-ho-thuong-thuc-huong-vi-dac-san-tay-bac.html

Tìm kiếm quán bia hơi ngon cho cánh mày râu “say quên lối về”

Hà Nội được biết đến lịch sử phát triển rất lâu đời và văn hóa uống bia Hà Nội đã trở thành một trong những nếp sống của người dân thủ đô. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết quán bia ngon ở Hà Nội nào sẽ là lựa chọn tốt cho cánh mày râu lựa chọn. Cùng chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết sau.

Bia hơi ngon là bia hơi như thế nào?

Bia hơi Hà Nội có màu vàng rơm, đây là màu sắc đặc trưng của bia hơi. Khi bia được rót ra cốc sẽ có bọt trắng mịn và chiều cao của lớp bọt thường là 1 cm. Sau khoảng 1 phút thì bọt bắt đầu tan hết, khi bọt thanh vẫn bám vào thành cốc. Người ta yêu thích bia hơi Hà Nội bởi vì nó có vị đậm đà, đắng dịu và mùi thơm vô cùng dễ chịu. Không giống như các loại bia khác để đảm bảo được hương vị của bia hơi thì phải có cách bảo quản bia hơi Hà Nội đúng cách.

Quán bia ngon ở Hà Nội

Bia hơi – thức uống khoái khẩu của đấng mày râu

Không giống như các loại bia đóng chai đóng lon bán trên thị trường hiện nay, tại các quán bia hơi Hà Nội là loại bia tươi sống chưa qua thanh trùng và vẫn còn chứa rất nhiều men vi sinh hoạt động. Nếu chúng ta không bảo quản bia hơi Hà Nội đúng cách bia có thể rất dễ hư, làm ảnh hưởng đến chất lượng và an toàn cho sức khỏe của người sử dụng. Bảo quản ở nhiệt độ lạnh thích hợp để ức chế các men vi sinh vật gây hỏng bia. Nhiệt độ để bảo quản thích hợp nhất là từ 4 đến 6 độ C, nhiệt độ sử dụng tốt nhất là từ 10 đến 12 độ C và phải sử dụng trong thời gian 48 giờ kể từ khi mở sản phẩm bia.

Trong bia hơi Hà Nội có chứa một thành phần gọi là hoa bia mang tới hương vị thơm ngon cũng như tạo vị đắng cho bia. Khi bia tiếp xúc với tia cực tím của ánh sáng mặt trời, chúng tương tác với hợp chất có trong hoa bia gọi là humulones. Tạo ra một phản ứng hóa học độc hại, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng. Bạn cũng lưu ý khi bảo quản bia hơi Hà Nội ở tầng hầm hoặc phòng bếp ánh sáng vẫn có thể truyền qua và làm ảnh hưởng đến chất lượng bia của bạn.

Có rất nhiều loại bia để lâu sẽ cho hương vị thơm ngon, tuy nhiên bia Hà Nội là loại bia tươi, có nồng độ cồn khá thấp, nên tiêu thụ ngay không nên lưu trữ quá lâu. Điều này có thể ảnh hưởng đến chất lượng bia và chất lượng sản phẩm sau khi sử dụng.

Quán bia ngon ở Hà Nội

Các chị em uống bia cũng rất tốt cho da

Quán bia ngon ở Hà Nội – Địa chỉ nào cho cánh mày râu lựa chọn?

Bạn muốn thưởng thức một cốc bia Hà Nội mang đậm hương vị riêng đặc trưng, đảm bảo yếu tố vệ sinh an toàn thực phẩm thì nên chọn những nhà hàng uy tín, lâu năm. Thông thường những nhà hàng này sẽ có thiết bị bảo quản bia chuyên dụng, am hiểu các sản phẩm cũng như dựa vào những kinh nghiệm để giúp bia ngon hơn. Ngoài ra, khi kết hợp bia với các món ăn ngon cũng sẽ khiến tăng vị giác, sự hấp dẫn, lôi cuốn của cả hai.

Bạn thử nghĩ xem, nếu bia chuẩn, thức ăn ngon, lại ngồi trong không gian đẹp, thoáng mát thì sẽ như thế nào? Chắc chắn sẽ vô cùng hoàn hảo đúng không? Hãy đến với Ẩm thực Vân Hồ để được trải nghiệm tất cả những yếu tố này nhé!

Quán bia ngon ở Hà Nội

Những món ăn ngon hấp dẫn tại Vân Hồ

Với uy tín gần 30 năm, Ẩm thực Vân Hồ luôn mang đến cho khách hàng sự hài lòng, xứng đáng là quán bia ngon ở Hà Nội cho cánh mày râu lựa chọn. Ngoài những yếu tố trên, Vân Hồ còn làm hài lòng thực khách bởi thái độ phục vụ nhiệt tình, vui vẻ của nhân viên tại đây. Giá cả hợp lý, đi đôi với chất lượng và dịch vụ chính là điều Vân Hồ níu chân khách hàng.

Nếu đang tìm quán bia ngon ở Hà Nội thì Vân Hồ chắc chắn sẽ không làm các bạn thất vọng. Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn theo địa chỉ:

Ẩm thực Vân Hồ – Điểm đến khó quên

Địa chỉ: Số 2B Hoa Lư, Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Hotline: 0912.281.199 – 0903.412.888
Facebook: Ẩm thực Vân Hồ 2B Hoa Lư

The post Tìm kiếm quán bia hơi ngon cho cánh mày râu “say quên lối về” appeared first on Ẩm thực Vân Hồ.



source https://amthucvanho.com.vn/tin-tuc/tim-kiem-quan-bia-hoi-ngon-cho-canh-may-rau-say-quen-loi-ve.html

Bia hơi – Cơn giải khát cho những ngày mùa hè sắp đến

Sau ngày làm việc căng thẳng, dưới cái nắng nóng mướt mồ hôi ở Hà Nội. Việc tìm một quán bia tại Hà Nội, kèm theo “mồi ngon” cùng anh em, người thân nhâm nhi vài cốc bia thì còn gì tuyệt vời hơn.

Bia – Cơn giải khát cho ngày mùa hè sắp đến 

Bia là một thức uống gắn liền với nếp sống của người dân Đất Việt bao đời nay, những ly bia vàng rượu tượng trưng cho niềm vui, sự chúc mừng trong những buổi tiệc, hoặc cũng có thể là sự an ủi, động viên nhau khi buồn. Bia còn được biết đến là một loại thức uống giải nhiệt được lòng người dân Việt Nam nói chung và người dân Hà Thành nói riêng. Dưới tiết trời mùa hè với cái nắng oi ả của Hà Nội thì một ly bia mát lạnh sẽ điều tuyệt vời nhất dành cho bạn.

Bia – thức uống giải nhiệt được yêu thích ở Việt Nam

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường bia nhiều quán bia ngon ở Hà Nội ra đời. Những quán bia hơi này chăm chút đầu tư không chỉ về cơ sở vật chất của quán mà cả chất lượng bia ngon. Từ đó những địa điểm này trở thành nơi bán bia hơi Hà Nội nguyên chất nhất mà nhiều người đang tìm kiếm.

Để tạo ra được bia ngon người chủ quán phải tìm những nhà cung cấp bia chất lượng mới đáp ứng lòng tin của người tiêu dùng. Coi tiêu chí chất lượng là tiêu chí hàng đầu những quán bia hơi dưới đây đã dần dần chinh phục lòng tin của thực khách và xứng đáng để trở thành những địa chỉ vàng bia hơi nổi tiếng ở Hà Nội.

Ẩm thực Vân Hồ – quán bia hơi Hà Nội chuẩn của các dân sành bia hơi

Hà Nội luôn là địa điểm hội tự những tinh hoa đến từ bia hơi nhiều nhất. Cũng chính vì điều đó, việc tìm kiếm một nơi hàn huyên tâm sự của các “cây bia” dần trở nên khó khăn hơn.

Nếu là một con người thủ đô, không một ai không biết đến quán bia đẹp ở Hà Nội – Vân Hồ. Gần 30 năm tọa lạc tại địa chỉ 2B, Hoa Lư, Hai Bà Trưng, quán bia hơi Hà Nội chuẩn này được nhiều đấng mày râu yêu thích và ghé thăm thường xuyên. Nằm giữa lòng thành phố, đây được đánh giá là một vị trí thuận lợi cho việc di chuyển của dân nhậu. Đặc biệt, các “cây bia” cứ việc say mê, Vân Hồ sẽ hỗ trợ đặt xe để đưa khách hàng về tận nhà an toàn.

Bia “cỏ” độc đáo đến từ Vân Hồ

Đến quán bia hơi Hà Nội chuẩn – Vân Hồ, nhậu gì cũng có. Từ các loại rượu tây hảo hạng đến bia “cỏ” đơn sơ đều có đầy đủ trong menu. Nhưng kỳ lạ là thực khách đến đây lại chỉ thích loại bia “cỏ” hay được gọi là bia hơi. Mùi vị nó man mác, đậm đà đến xao xuyến trên từng giọt bia. Điều đặc biệt có lẽ nằm ở chiếc cốc, bia được rót vào cốc thủy tinh thổi. Uống đến đâu, bia vào đến đấy, tinh thần cũng sảng khoái theo sau.

Thực đơn chấm phá riêng biệt, đầy hương vị tứ phương, được chế biến dưới tay nghề của các đầu bếp trứ danh. Món ăn đặc sản khắp vùng miền nay “tụ họp” lại đây, hài hòa hương vị, thỏa mãn khẩu vị từ khách hàng khó tính nhất.

Bia Vân Hồ – điểm đến yêu thích của “cây nhậu “

Mê thiên nhiên đã có cây xanh khắp Vân Hồ, ánh sáng rực rỡ, bàn gỗ mộc mạc thân quen. Sự riêng tư lại dành cho phòng vip, phòng riêng trang trí lộng lẫy. Mọi ngóc ngách thêm màu sắc, long lanh, thỏa sức tha hồ “sống ảo”, check-in mà không cần nghĩ ngợi.

Hãy nhanh tay đặt bàn tại nhà hàng đồ ăn ngon Hà Nội – Vân Hồ để tận hưởng những khoảnh khắc tuyệt vời nhất bên bạn bè và người thân nhé!

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Ẩm thực Vân Hồ – Điểm đến khó quên

Địa chỉ: Số 2B Hoa Lư, Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Hotline: 0912.281.199 – 0903.412.888
Facebook: Ẩm thực Vân Hồ 2B Hoa Lư

The post Bia hơi – Cơn giải khát cho những ngày mùa hè sắp đến appeared first on Ẩm thực Vân Hồ.



source https://amthucvanho.com.vn/tin-tuc/bia-hoi-con-giai-khat-cho-nhung-ngay-mua-he-sap-den.html

Quán bia ngon Vân Hồ – Nơi cảm xúc thăng hoa

Quán bia ngon đối với người Hà Nội phải là nơi phục vụ “món” bia tươi, đựng trong cốc thủy tinh thổi thô sơ, uống đến đâu sảng khoái tinh thần đến đó. Và nhà hàng Ẩm Thực Vân Hồ, hay còn gọi là quán bia Vân Hồ chính là một nơi như vậy.

>> Quán bia đẹp nằm giữa lòng Hà Nội!

>> Quán bia xem bóng đá tại Hà Nội vừa có đồ ăn ngon vừa rộng rãi

Quán bia hơi Hà Nội ngon – Nơi tình cảm chiến hữu thăng hoa

“Lâu lâu lâu thì ta mới nhậu một lần”. Nhậu là niềm vui, là sự sảng khoái, là những phút giây được sống thật với chính mình, không còn phải gò ép bản thân vào những quy tắc cứng nhắc. Ngày nay, không chỉ cánh mày râu mê nhậu mà ngay cả những chị em phụ nữ chân yếu tay mềm cũng có những hội riêng để rủ nhau đi nhậu những khi rảnh rỗi.

Bia hơi Hà Nội – Thứ đồ uống mộc mạc, giản dị được nhiều cư dân thủ đô yêu thích

Nhậu có thể bằng bia, có thể bằng rượu hoặc bất kỳ loại chất có cồn nào khác. Tuy nhiên, bia vẫn là sự lựa chọn của nhiều tín đồ nhậu. Bởi bia mát lạnh, có vị đắng vừa phải, độ cồn thấp, thích hợp cho những người “tửu lượng kém”. Đồng thời, uống bia với lượng hợp lý còn có lợi cho sức khỏe.

So với các nhãn hiệu bia lon, bia chai hình thức sang trọng khác, bia hơi Hà Nội dù đơn sơ, mộc mạc vẫn có chỗ đứng nhất định trong lòng nhiều tín đồ nhậu. Riêng dân thủ đô rất thích thưởng thức bia hơi đựng trong cốc thủy tinh thổi, hay còn gọi là bia cỏ. Bia cỏ dân dã, chỗ ngồi cũng chỉ cần thoáng mát, đồ nhắm đơn giản, không cần cầu kỳ.

Tai Hà Nội, quán bia tươi Hà Nội Vân Hồ địa chỉ 2B, Hoa Lư, Hai Bà Trưng từ 30 năm nay đã là địa chỉ “nhậu” quen thuộc của rất nhiều đấng mày râu. Tọa lạc tại vị trí đắc địa gần phố Bà Triệu và công viên Thống Nhất, nhà hàng Vân Hồ vô cùng thuận tiện cho việc tìm kiếm và di chuyển của những anh em mê bia hơi.

quán bia hơi Hà Nội ngon

Quán bia hơi Hà Nội ngon Vân Hồ – Điểm đến lý tưởng cho anh em tụ tập

Cụng cốc bia hơi, nhâm nhi đĩa lạc luộc, chia sẻ cùng nhau những câu chuyện thường nhật, chỉ đơn giản vậy thôi cũng khiến tình cảm anh em chiến hữu thăng hoa. Đàn ông mê bia hơi giống như phụ nữ mê làm đẹp. Thiếu những phút giây sảng khoái bên bạn bè, chiến hữu và những vại bia hơi, cuộc sống mất đi phần thi vị.

Quán bia hơi Hà Nội ngon Vân Hồ vì sao hút khách?

Quán bia đẹp Vân Hồ với “lịch sử” lâu đời từ những năm 1990, trải qua 30 năm phục vụ cư dân thủ đô đã trở thành điểm đến yêu thích. Mỗi khi vào dịp lễ Tết, cuối tuần hay những ngày chiếu bóng đá, Vân Hồ luôn đông khách, có những khi không đủ chỗ ngồi.

quán bia hơi Hà Nội ngon

Nhà hàng Vân Hồ phục vụ màn chiếu rộng cho thực khách xem bóng đá

Menu đồ uống tại nhà hàng rất đa dạng, từ rượu ba kích, rượu táo mèo, vodka cho đến các loại bia Heineken, bia Tiger… tuy nhiên, được yêu thích nhất vẫn là bia cỏ. Bia hơi tại Vân Hồ được đựng trong cốc thủy tinh thổi – “cốc vại” mang dấu ấn đặc trưng. Thật lạ là người Hà Nội vốn sành ăn, tinh tế, thích cái đẹp lại “phải lòng” thứ đồ uống giản dị như bia cỏ.

Ngoài đồ uống, menu các món ăn tại nhà hàng Vân Hồ cũng rất đa dạng. Tất cả đều là những món ăn thuần Việt thơm ngon mang đậm phong vị Hà Thành tinh tế. Những món ăn được yêu thích nhất tại nhà hàng có thể kể đến set cá lăng 5 món, set cá ngạnh 5 món, lợn mán, gà Đông Tảo, nhím 7 món, gà rán nem xôi, lẩu cua đồng gà ri… Thực phẩm tươi ngon, chế biến cầu kỳ và trình bày đẹp mắt đem đến cho thực khách những trải nghiệm ẩm thực khó quên.

quán bia hơi Hà Nội ngon

Set nhím 7 món thơm ngon

Để phục vụ thực khách tốt nhất, nhà hàng bia hơi Hà Nội Vân Hồ trang bị tivi và màn chiếu cỡ lớn cho các thực khách dễ dàng theo dõi diễn biến trận bóng. Hay những bữa tiệc họp lớp, họp công ty, liên hoan chiêu đãi, Vân Hồ cũng sẵn sàng hỗ trợ khách hàng phần trang trí backdrop, loa đài, đèn chiếu sáng… Thật chẳng còn gì tuyệt hơn việc thưởng thức những món ăn ngon, uống những vại bia hơi mát lạnh trong một không gian rộng rãi, đầy đủ tiện nghi cùng người thân, bạn bè.

Nhà hàng Vân Hồ – 30 năm đồng hành cùng cư dân thủ đô chắc chắn sẽ không để thực khách phải thất vọng! Để đặt bàn tại quán bia hơi Hà Nội ngon Vân Hồ, quý thực khách vui lòng liên hệ:

Ẩm thực Vân Hồ – Điểm đến khó quên

Địa chỉ: Số 2B Hoa Lư, Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Hotline: 0912.281.199 – 0903.412.888
Facebook: Ẩm thực Vân Hồ 2B Hoa Lư

The post Quán bia ngon Vân Hồ – Nơi cảm xúc thăng hoa appeared first on Ẩm thực Vân Hồ.



source https://amthucvanho.com.vn/tin-tuc/quan-bia-ngon-van-ho-noi-cam-xuc-thang-hoa.html

Thứ Hai, 29 tháng 3, 2021

Thú thưởng bia của người Hà thành xưa và nay

Từ lâu, uống bia hơi đã trở thành nét văn hóa ẩm thực đặc sắc của người dân Thủ đô. Còn gì sảng khoái, dễ chịu hơn khi giữa mùa hè nóng đến “cháy người” lại được thưởng thức một cốc bia hơi mát lạnh.

Từ bia hơi đường phố

Trong ca khúc “Ngẫu hứng phố”, nhạc sĩ Trần Tiến – một người con Hà Nội xa quê đã viết:

“Hà Nội cái gì cũng rẻ

Chỉ có đắt nhất bạn bè thôi…

Hà Nội cái gì cũng vui

Rủ nhau ra phố bia hơi vỉa hè”

Có thể nói không ngoa, bia hơi vỉa hè là một “đặc sản” in đậm dấu ấn trong tâm trí của nhiều người Hà Nội. Cứ chiều chiều, các quán bia hơi nơi góc phố lại nhộn nhịp người qua lại, rộn ràng tiếng chúc tụng, rôm rả dăm ba câu chuyện cuối ngày.

Xuất hiện ở Hà Nội từ thập niên 60 của thế kỷ trước, đến nay, bia hơi đã trở thành một phần của Hà Nội. Đây là “món” bình dân không câu nệ sang hèn, tất cả mọi người có thể chụm đầu hỉ hả bên những cốc bia hơi mát lạnh.

Người dân Hà Nội uống bia hơi để giải nhiệt. Thức uống này cũng hiện diện trong công việc hằng ngày của nhiều người, có mặt trong nhiều hình thức xã giao, từ công việc, kinh doanh cho đến đời sống tình cảm. Đặc biệt, đối với những người có mối quan hệ gần gũi, thân mật như bạn bè, đồng nghiệp, anh em thì những cuộc gặp gỡ nơi quán bia hơi sẽ giúp vui vẻ, thoải mái với nhau hơn.

Nói đến văn hóa bia hơi và thú vui “bia bọt” của người Hà thành không thể không nhắc đến chiếc cốc uống bia bằng thủy tinh rất đặc trưng. Cốc cầm nặng tay nhưng khi rót bia vào, thành cốc nhanh chóng lạnh buốt. Màu vàng của bia hơi trộn lẫn với màu xanh của chiếc cốc tạo nên sự hài hòa, mát dịu. Đưa lên mắt ngắm nhìn, thấy hàng nghìn bọt khí vây quanh thành cốc, giống như những bọt bia đang tan dần trong lớp thủy tinh xanh nhạt…

Chiếc cốc được thiết kế miệng loe, đáy nhỏ để tiện xếp chồng lên nhau; thân cốc có những gờ để dễ dàng cầm nắm. Cốc được sản xuất thủ công từ thủy tinh tái chế, do kỹ thuật còn kém nên vô tình tạo ra những nốt bọt khí. Tuy nhiên, chính sự vô tình này lại khiến chiếc cốc mang một nét đặc trưng riêng.

Những chiều hè Hà Nội nóng nực, ngồi uống bia hơi “chém gió” bên bạn bè, chỉ chút đồ nhắm đơn giản như lạc rang húng lìu, đậu mơ luộc là có một bữa nhậu ra trò. Và chỉ đơn giản như thế, dường như mọi hối hả, mệt nhọc tiêu tan, chỉ còn lại cảm giác sảng khoái để ngày mai bắt đầu công việc với nhiều năng lượng tích cực hơn.

Đến thức uống “đặc sản” trong nhà hàng 

Theo thời gian, thưởng thức bia ở Hà Nội đã trở thành một nét đẹp văn hóa. Từ những quán ven đường đến nhà hàng sang trọng, bia là “chất dẫn” kết nối những câu chuyện mỗi người con đất Việt và những người bạn khắp năm Châu đến Việt Nam hợp tác làm ăn và sinh sống. 

Muốn đi uống bia chỉ cần vào ngồi những quán bia lớn hay bất kể nhà hàng lớn nhỏ, có điều hòa, quạt máy… mát lạnh, gọi vài ba cốc bia là phục vụ sẽ mang đến tận nơi. Hơn cả thế, không chỉ có bia hơi Hà Nội, ngày càng nhiều loại bia mới ra đời, phong phú hơn giúp cuộc vui thêm trọn vẹn: Bia tươi, bia hơi, bia lon…

Dẫu có nhiều sự đổi thay là thế, nhưng cả xưa và nay, văn hóa uống bia của người Việt vẫn vậy. Không chú trọng về lễ tiết, người Việt uống bia chỉ muốn có một cuộc vui trọn vẹn không câu nệ. Đặc biệt, nêu là người sành bia, ai cũng sẽ có riêng một quán quen để lui tới. Và Ẩm thực Vân Hồ là 1 trong những địa chỉ vàng bia hơi Hà Nội được nhiều khách hàng yêu thích.

Quán bia hơi bình dân Hà Nội Vân Hồ với không gian rộng, đẹp, thoáng mát, bia hơi mát lạnh cùng đồ nhắm thơm ngon suốt 30 năm qua đã trở thành điểm đến yêu thích của cư dân thủ đô. Ngoài bia hơi, nhà hàng Vân Hồ cũng phục vụ đang dạng các loại đồ uống khác như bia Tiger, bia Heineken, bia 333…, các loại rượu như Vodka, ba kích vàng rơm, táo mèo… cùng các loại nước ngọt có gas và nước lọc cho phụ nữ, trẻ nhỏ. Bởi vậy, quán bia hơi Hà Nội Vân Hồ không chỉ là địa chỉ nhậu cho các đấng mày râu mà còn là nơi tổ chức những bữa tiệc gia đình, liên hoan công ty, tổ chức sự kiện được khách hàng tin tưởng lựa chọn.

Vào những ngày hè oi nóng hay những ngày mùa bóng đá diễn ra, nhà hàng Vân Hồ luôn trong tình trạng “kín chỗ”. Đặc biệt, để phục vụ khách hàng theo dõi những trận cầu nảy lửa, Vân Hồ trang bị thêm màn chiếu rộng và loa đài. 

Để đặt bàn trước tại nhà hàng Vân Hồ, khách hàng xin vui lòng liên hệ:

Ẩm thực Vân Hồ – Điểm đến khó quên

Địa chỉ: Số 2B Hoa Lư, Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Hotline: 0912.281.199 – 0903.412.888
Facebook: Ẩm thực Vân Hồ 2B Hoa Lư

The post Thú thưởng bia của người Hà thành xưa và nay appeared first on Ẩm thực Vân Hồ.



source https://amthucvanho.com.vn/tin-tuc/thu-thuong-bia-cua-nguoi-ha-thanh-xua-va-nay.html

Bí quyết nấu sâm bí đao không bị chua, giải nhiệt cho cả nhà

Làm thế nào để có một ly nước sâm bí đao thơm ngon vào ngày hè nóng bức này? Hãy cùng tham khảo cách nấu sâm bí đao ở bài viết dưới đây nhé!

>> 4 bước khử sạch mùi tanh của cá hiệu quả để món ăn ngon và hấp dẫn hơn

>> Gặp gỡ đầu xuân tưng bừng trong mùa covid chỉ có tại Vân Hồ

Thời gian chuẩn bị: 30 phút

Dành cho: 15-20 người uống

Nguyên liệu nấu sâm bí đao

  • 1.5kg bí đao già (nhiều phấn trắng, vỏ đốm vàng, hạt cứng)
  • 20g thục địa (rễ cây địa hoàng đã được chế biến)
  • 1 quả la hán
  • 4 đoạn mía lau dài 15cm
  • 10 cọng lá dứa (lá nếp)
  • 4 lít nước lạnh
  • 60g đường phèn
  • Dụng cụ: nồi nấu, bình đựng

Nguyên liệu và dụng cụ nấu sâm bí đaoNguyên liệu và dụng cụ nấu sâm bí đao

Cách nấu sâm bí đao tại nhà

Bước 1: Bí đao rửa sạch, cắt khoanh thành các miếng tròn cỡ 1 cm.

Sơ chế bí đaoSơ chế bí đao

Chọn bí đao to và già, vỏ bí đao màu xanh đậm. Bỏ phần ruột, rửa với nước muối pha loãng để khi nấu sâm không bị chua và nước sâm sẽ ngon hơn.

Bước 2: Mía lau chẻ từng thanh nhỏ rồi đặt dưới đáy nồi. Cho bí đao, muối, thục địa, la hán quả , cho ⅔ thìa cà phê muối, 3 lít nước vào. Đặt lên bếp nấu ít nhất 2 giờ với lửa vừa.

Nấu trà bí đaoNấu trà bí đao

Bước 3: Rửa sạch lá dứa, vò lá dứa cho ra tinh dầu, khi cho vào nước sâm sẽ thơm hơn. Thắt gút và cho vào nồi (khi bí đao mềm). Nấu khoảng 5 – 10 phút.

Cho lá dứa vào trà bí đaoCho lá dứa vào trà bí đao

Bước 4: Cho đường phèn vào, khuấy đều cho tan rồi tắt bếp, lọc qua rây.

Cho đường phèn vào trà bí đaoCho đường phèn vào trà bí đao

Thành phẩm

Cuối  cùng bạn cho nước sâm vào chai lọ và bảo quản trong tủ lạnh nhé vì trà bí đao sẽ ngon hơn khi uống lạnh đấy. Nước sâm sau khi nấu sẽ thơm “ngất ngây” mùa bí đao tươi, vị thuốc bắc từ thục địa, la hán quả và có vị thanh ngọt của đường phèn nữa đó.

Lời khuyên: Nên dùng nước sâm trong vòng 2 ngày kể từ ngày nấu, tránh trường hợp để lâu quá nước sâm sẽ mất chất, và uống không tốt cho sức khỏe.

Lưu ý khi uống nước sâm bí đao:

– Mặc dù nước sâm bí đao có tác dụng rất tốt cho sức khỏe, giúp giảm cân nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, khi uống nước bí đao bạn cũng cần phải chú ý đến huyết áp vì nước loại nước này không chỉ có tác dụng giảm cân mà còn làm tụt huyết áp.

– Cho nên, nếu chỉ béo ở mức độ bình thường thì bạn không nên sử dụng. Loại nước này chỉ phù hợp với người thực sự bị béo phì và thừa cân ở mức độ báo động.

Như vậy bạn đã nấu sâm bí đao xong rồi đấy. Đây là một thức uống giải khát, giải nhiệt cực tốt và đặc biệt rất hữ ích cho sức khoẻ mà lại rất dễ uống nữa. Chỉ cần cho vào ly rồi thêm đá vào là bạn đã có thể thưởng thức ngay rồi. Hi vọng qua công thức trên, các bạn đã biết cách nấu sâm bí đao ngay tại nhà nhé.

Nguồn: sưu tầm

The post Bí quyết nấu sâm bí đao không bị chua, giải nhiệt cho cả nhà appeared first on Ẩm thực Vân Hồ.



source https://amthucvanho.com.vn/am-thuc/bi-quyet-nau-sam-bi-dao-khong-bi-chua-giai-nhiet-cho-ca-nha.html

Cách làm canh bí đao sườn non thanh mát sườn mềm ngon cho cả gia đình

Bạn đang muốn tìm công thức nấu món canh đơn giản nhưng lại đầy chất dinh dưỡng? Bí đao thì sao? Cùng nhau vào bếp với cách làm canh bí đao sườn non thanh mát sườn mềm ngon cho cả gia đình qua bài viết dưới đây nhé!

Bí đao được biết đến là một thực phẩm mát và rất tốt cho sức khỏe. Một công dụng được nghĩ đến ngay khi nhắc đến bí đao đó chính là giúp cơ thể bạn luôn mát mẻ, đẹp da, nhuận tràng, giảm cân hiệu quả và tốt cho những người bị bệnh béo phì. Hàm lượng dinh dưỡng dồi dào như protid, glucid, photpho, sắt, vitamin A, B1, B3,… Do đó, bí đao được xem như là một thực phẩm vàng cho sức khỏe.

>> 4 bước khử sạch mùi tanh của cá hiệu quả để món ăn ngon và hấp dẫn hơn

>> Gặp gỡ đầu xuân tưng bừng trong mùa covid chỉ có tại Vân Hồ

Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau vào bếp với món canh bí đao sườn non thanh mát cho bữa cơm gia đình thêm dinh dưỡng nhé!

Thời gian chế biến: 40 phút

Dành cho: 2-3 người ăn

1. Nguyên liệu làm món canh bí đao sườn non

  • 200g sườn non
  • 1 trái bí đao khoảng 200g
  • Hành lá, ngò rí
  • Gia vị: hạt nêm, đường, muối

Nguyên liệu làm món canh bí đao sườn non

2. Cách thực hiện món canh bí đao sườn non

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Sơ chế nguyên liệu

Sườn non mua về bạn rửa sạch sau đó chần qua với nước sôi. Thực hiện cách này giúp khi nấu canh thì nước dùng được trong, và chất bẩn bên trong sườn non trôi ra ngoài.

Lưu ý bạn chỉ cần sơ với nước sôi chứ không chần quá lâu sẽ khiến nước ngọt sẽ bị lẫn vào nước chần sườn nhé.

Bí đao: Bạn bào sạch vỏ, bỏ phần ruột già bên trong giúp canh ít bị chua khi nấu. Sau đó bạn cắt thành từng khúc dài khoảng 5cm. Hành lá, ngò rí rửa sạch, cắt nhuyễn.

Bước 2: Nấu canh

Bạn bắt nồi lên bếp, cho vào khoảng 1,5l nước sau đó cho toàn bộ phần sườn non vào. Hầm khoảng 15 phút thì sườn non mềm, bạn cho vào 1 muỗng canh hạt nêm, ½ muỗng canh đường, ½ muỗng cà phê tiêu.

Lưu ý trong quá trình nấu canh nhớ hớt bọt thường xuyên để nước dùng không bị đục nhé!

Tiếp theo bạn cho phần bí đao vào, nấu khoảng 5 phút nữa thì bí đao chín. Lúc này bạn cho hết phần hành lá, ngò rí vào, nêm lại một lần nữa cho phù hợp với khẩu vị gia đình.

Bạn cho canh bí đao ra tô, rắc thêm ½ muỗng cà phê tiêu nữa là xong rồi đấy!

3. Thành phẩm

Canh bí đao sườn non

Canh bí đao có mùi thơm của hành, ngò, nước dùng ngọt của sườn non. Bí vừa chín tới không bị nát, nước dùng trong không bị đục. Ăn với cơm trắng nữa thì tuyệt vời phải biết đấy!

Nguồn: Sưu tầm

The post Cách làm canh bí đao sườn non thanh mát sườn mềm ngon cho cả gia đình appeared first on Ẩm thực Vân Hồ.



source https://amthucvanho.com.vn/am-thuc/cach-lam-canh-bi-dao-suon-non-thanh-mat-suon-mem-ngon-cho-ca-gia-dinh.html

Chủ Nhật, 28 tháng 3, 2021

Hướng dẫn cách nấu lẩu riêu cua bắp bò cực phẩm cho gia đình

Lẩu riêu cua bắp bò là món lẩu khoái khẩu của nhiều người bởi vị ngọt thanh, thơm mềm và hương thơm lôi cuốn. Còn chần chờ gì mà không nhanh tay vào bếp cùng chế biến nồi lẩu riêu cua bắp bò siêu hấp dẫn, bổ dưỡng này?

Nguyên liệu làm Lẩu riêu cua bắp bò cho 4 người

– Cua đồng 1kg; Sườn sụn 500 gr; Bắp bò 500gr; Đậu hũ 200g; Bún sợi nhỏ 2kg; Cà chua 300g; Tỏi 10g; Ớt 10g; Hoa chuối 200g; Tía tô 200g; Kinh giới 200g; Giá 200g; Xà lách 200gr; Ngò tàu 200g; Cơm mẻ 10g; Dấm bỗng 10 g(nếu có); Mắm tôm 50g; Hạt nêm 10g; Đường 10g; Rau muống bào 200gr; Muối 10g; Dầu ăn 10ml.

Cách chọn mua nguyên liệu tươi ngon

Cách chọn cua đồng ngon

Để có nồi lẩu cua đồng bắp bò ngon, bạn nên chọn những con cua khỏe, di chuyển nhanh, các bộ phận (thân, mình, chân) còn đầy đủ và cua còn sủi bọt khí liên tục.

Khi lật ngửa con cua, sờ vào yếm thấy cứng và chắc tay thì đó là những con cua còn khỏe, tươi, nhiều thịt và dùng để nấu riêu rất ngon.

Cách chọn bắp bò để nấu lẩu riêu cua bắp bò

Để làm lẩu riêu cua bắp bò ngon thì bạn nên dùng bắp rùa. Bắp rùa là phần bắp ngon nhất của con bò, phần bắp rùa rất nhỏ, nằm giữa lõi bắp đùi to ở chân sau. Bắp hoa to hơn bắp rùa một chút và nằm ở phía chân trước của con bò nhé.

Chọn bắp rùa có màu đỏ tươi, thớ nhỏ mịn, thơm mùi bò, mỡ bò màu vàng nhạt.

Bắp rùa ăn sẽ mềm thịt hơn bắp hoa và giá thì cũng mắc hơn bắp hoa nên tùy nhu cầu mà bạn có thể lựa chọn loại phù hợp.

Dụng cụ thực hiện

Bếp gas, nồi lẩu, nồi áp suất, vá (muôi), ray lọc, chén đĩa, đũa muỗng,…

Cách chế biến Lẩu riêu cua bắp bò

Sơ chế nguyên liệu

Tỏi, cà chua, ớt : tỏi bóc vỏ, rửa sạch rồi đem đập dập, băm nhỏ, để riêng. Cà chua cắt bỏ cuống, rửa sạch rồi đem xắt múi cau. Ớt bỏ cuống, rửa sạch rồi xắt lát nhỏ, để riêng.

Rau sống: gồm rau muống bào, hoa chuối, xà lách, tía tô, kinh giới, giá và ngò tàu đem lặt sạch, rửa kỹ rồi ngâm nước muối pha loãng 15 phút rồi xả lại với nước sạch, vẩy khô và để ráo

Đậu hũ: rửa sạch và cắt miếng vừa ăn rồi để riêng.

Sườn sụn: rửa sạch, để ráo, sau đó thái miếng vừa ăn. Sau đó ướp sườn sụn với 1 muỗng cafe hạt nêm, 1/2 muỗng cafe muối, 1/2 muỗng cafe đường và 1/2 muỗng cafe tỏi băm nhỏ. Bạn trộn đều và để 30 phút cho sườn thấm gia vị.

Mách nhỏ: Sườn sau khi rửa bạn có thể đem ngâm 10-15 phút với nước muối. Nó không chỉ làm cho sườn sạch máu thừa bên trong mà còn giữ được dinh dưỡng trong sườn, làm cho món sườn thơm ngon, nước cũng trong hơn.

Bắp bò rửa sạch với nước muối pha loãng rồi xả lại với nước sạch và để ráo. Sau đó, xắt bắp bò thành những miếng mỏng vừa ăn. Sau khi xắt xong, bạn ướp bắp bò với 1 muỗng cafe hạt nêm và để khoảng 30 phút cho bắp bò thấm gia vị rồi xếp bắp bò ra đĩa, để riêng.

Cua đồng làm sạch, tách mình cua để khều lấy gạch cua và để riêng ra chén nhỏ. Tiếp theo, bạn đem cua rửa sạch rồi cho vào cối, cho thêm chút muối và giã nát (hoặc bạn có thể sử dụng máy xay sinh tố để xay cua). Sau khi giã xong, bạn hãy lọc lấy nước và bỏ phần xác cua.

Ninh (hầm) sườn cho nồi nước lẩu

Đối với nồi bình thường: Đem sườn luộc sơ trước cho hết phần cặn bẩn và mùi hôi. Bắc nồi nước lên bếp và đun cho sôi, có thể cho vào một nhúm muối hoặc ít giấm tùy thích.

Khi nào nước sôi thì mới cho sườn vào, nước bắt đầu sôi lại và có bọt thì tắt bếp ngay và vớt sườn ra.Bắc tiếp một nồi nước khác và cho phần sườn đã chần lúc nãy vào từ đầu, bắt đầu hầm từ 30 – 45 phút cho sườn chín mềm và ra nước ngọt.

Lưu ý: Tuyệt đối không cho muối vào ở bước này vì sẽ làm mất đi độ ngọt thanh tự nhiên của sườn.

Đối với nồi áp suất: Bật bếp, cho sườn sụn đã thấm gia vị vào nồi áp suất đem ninh khoảng 15 – 20 phút cho sườn chín mềm.

Làm gạch cua, chiên đậu hủ

Làm gạch cua: Phi thơm tỏi băm nhỏ và cho phần gạch cua đã tách riêng lúc nãy vào xào chín, nêm thêm chút nước mắm cho vừa miệng rồi trút ra, để riêng.

Chiên đậu hủ: Bạn cho thêm dầu ăn vào sao cho ngập mặt chảo, chờ cho dầu sôi thì cho đậu hũ đã xắt miếng vào chiên chín vàng các mặt. Khi đậu hũ chín vàng, vớt ra để trên đĩa có lót sẵn giấy thấm dầu cho ráo.

Nấu riêu cua

Bạn cho nồi nấu lẩu lên bếp, cho 1 chút dầu chiên đậu hũ vào nồi, cho thêm 1 muỗng tỏi băm (tùy ít hay nhiều) vào phi thơm.Khi tỏi dậy mùi thơm, bạn cho hết tô nước lọc cua vào, cho thêm 1 muỗng cafe mắm tôm, 1 muỗng cafe hạt nêm, 1 muỗng cafe đường và 1 muỗng cafe muối vào, khuấy nhẹ tay rồi đun sôi.

Khi gạch cua nổi lên thì bạn cho nhỏ lửa, dùng vá (muôi) vớt hết gạch cua cho vào cái chén riêng để khi ăn lẩu thì dùng.

Tiếp theo, cho cà chua vào nồi nước lẩu, cho hết phần nước và sườn sụn đã ninh chín mềm vào, cho thêm 3 muỗng canh cơm mẻ, 2 muỗng canh dấm bỗng vào và đun cho sôi lại thì nêm nếm cho vừa miệng.

Mẹo thực hiện thành công: Sau khi đã lọc cua xong, bắc nồi nước lọc cua lên bếp, để lửa to, khuấy đều để gạch cua không bám ở đáy nồi. Khi nồi riêu cua bắt đầu nóng, bạn không khuấy nữa và hạ lửa vừa.

Thành phẩm

Khi ăn, bạn bày thịt bắp bò, đậu rán, rau sống, hoa chuối và các loại rau ăn kèm xung quanh nồi lẩu rồi cùng gia đình quây quần thưởng thức nhé. Nếu thích ăn cay, bạn có thể cho thêm ớt theo ý thích của bạn.

The post Hướng dẫn cách nấu lẩu riêu cua bắp bò cực phẩm cho gia đình appeared first on Ẩm thực Vân Hồ.



source https://amthucvanho.com.vn/am-thuc/huong-dan-cach-nau-lau-rieu-cua-bap-bo-cuc-pham-cho-gia-dinh.html

Bí quyết làm lợn mán đủ món siêu hấp dẫn cho chị em trổ tài

Làm sao để chế biến được món lợn mán mẹt ngay tại bếp nhà bạn ngon như nhà hàng? Vào bếp hôm nay, cùng Ẩm thực Vân Hồ khám phá làm lợn đủ món các bạn nhé!

Thịt lợn mán, lợn cắp nách, lợn rừng nướng riềng mẻ

Nguyên liệu:

– Thịt Lợn Mán, lợn cắp nách, lợn rừng… thịt vai hoặc thịt ba chỉ:

– Riềng, sả, hành khô, mẻ, mắm tôm, mật ong, nước mắm, rượu trắng, hạt dổi, dầu ăn.

Thực hiện:

– Thịt Lợn Mán mẹt, lợn cắp nách, lợn rừng thái miếng vuông vừa ăn

– Riềng giã hoặc xay bông, hành khô, sả băm nhỏ.

– Ướp thịt với nước riềng, sả, hành khô, mắm tôm, mẻ, mật ong, nước mắm, rượu trắng, dầu ăn, hạt dổi trong vòng 30 phút.

– Xiên thịt vào xiên nướng, nướng trên than hoa.Chú ý khi nướng ta nên tẩm đều dầu ăn, cho miếng thịt không bị khô

– Sau khi nướng thấy miếng thịt vàng đều, xém cạnh là thịt đã chín tới

Lợn mán, lợn cắp nách, lợn rừng hấp

Nguyên liệu:

– Thịt Lợn (vai hoặc mông) 0,5kg.

– Sả, dầu hào, nước cốt dừa, hạt nêm, hạt dổi,rau mùi, rau húng, ớt.
Thực hiện:

– Thịt lợn rửa sạch, ướp cùng hạt dổi, dầu hào, hạt nêm và sả đã được băm nhỏ trong vòng 30 phút.

– Cho lên chõ hấp khoảng 30 phút cùng với nước cốt dừa.

– Sau khi hấp, để thịt thật nguội rồi thái lát mỏng, bày thịt ra đĩa cùng rau húng, rau mùi và ớt tỉa. Thịt hấp được chấm với muối trắng và hạt dổi. Cũng có thể chấm với tương bần hoặc mắm nguyên chất. Một số nơi dùng mẻ chưng làm nước chấm cùng.

Lợn mán, lợn cắp nách, lợn rừng xào lăn

Nguyên Liệu:

– Thịt lợn 1kg

– Giềng xay: 2 muỗng

– Xả: 4 củ

– Lá Móc Mật: 50g

Cách làm:

– Thịt lợn mán thái mỏng

– Xả, giềng đập dập băm nhỏ

– Ướp thịt với mắm muối, giềng, xả 30′ trước khi nấu.

– Cho mỡ vào chảo, chao cho nóng già rồi cho thịt đã ướp vào, đảo đều tay cho săn lại. Khi gần chín cho lá móc mật( để nguyên lá) vào đảo cùng, khi lá mềm thì cho ra đĩa

– Ngon nhất khi dùng nóng

Lợn mán, lợn cắp nách, lợn rừng nấu dựa mận

Nguyên liệu:

– 0,5 kg thịt lợn mán , rửa thật sạch, để cho ráo nước.

– Sả, riềng khoảng 3g, mắm tôm, ớt, gia vị, hạt nêm, thêm 1 chút tiết lợn mán

Cách làm:

– Riềng, sả thái vừa phải, cho vào cối rã cho đến khi mịn.

– Cho riềng, xả vào thịt lợn mán, thêm một muỗng muối tinh, một chút mắm tôm, bột ngọt, một muỗng tiết lợn, sau đó dùng tay bóp đều chúng với nhau. Chúng ta ướp thịt lợn mán trong khoảng 30 phút.

– Cho thịt lợn đã ướp vào nồi, đun nhỏ lửa, đảo đều. Khi thịt lợn mán đã sôi, cho một chút rượu trắng và đun khoảng 30 phút nữa là được.

Mẹo

Kinh nghiệm để món rựa mận có mầu đẹp không đen thì khi bắc nồi rựa mận ra khỏi bếp rồi mới đổ tiết lợn và một chút bột năng vào đảo đều.

Lòng dồi lợn mán

Nguyên liệu:

– Ruột già lợn mán 500 gr

– Tiết đọng 500gr

– Sụn cổ họng 200gr

– Mỡ trài  200gr

– Đỗ xanh luộc hoặc rang chín.

– Hành lá, rau răm, rau thơm xắt nhuyễn

– Muối

Chế biến:

– Ruột già tuốt sạch bằng muối và nước vo gạo, sau đó bóp muối và rửa sạch lại bằng nước, dấm gạo để ráo.

– Sụn cổ họng, mỡ chài rửa sạch, bằm nhỏ. Bóp nát tiết rồi trộn đều với mỡ, sụn, hành lá, rau răm, rau thơm và đỗ xanh nêm ít muối rồi nhồi vào ruột heo, dùng dây thắt hai đầu. Thả vào nồi nước luộc chín, dùng que nhọn xăm lỗ để nước chảy ra. Khi xăm thấy dồi tiết ra nước trong là đã chín. Lúc ăn, xắt khoanh mỏng khoảng 1 cm, bày ăn kèm với lòng non, gan, lá lách, bao tử, cổ hũ luộc và rau húng quế

Tiết canh

– món này trước khi cắt tiết ta pha một chút muối với nước đun sôi để nguội.

Nguyên liệu:

– Sụn, lá lách, phổi, thịt nạc

– Hạt dổi, lạc rang, hạt tiêu

Chế biến:

– Luộc chín sụn, lá lách, phổi, thịt nạc băm nhỏ, hạt dổi nướng thơm rã nhỏ chộn đều múc ra bát.

– Pha một lượng nước với tiết đổ đều lên bát nhân tiết đã băm, rắc lạc rang lên bề mặt. khi tiết đông là được. món này ăn kèm với nước cốt chanh, rau húng.

Xương lợn mán nấu khoai tây

Nguyên liệu

– Khoai tây 300g

– Sườn thăn lợn mán 400 g

– Dầu ăn

– Bột nêm

– Hành lá

Chế biến

– Khoai tây gọt vỏ sắt miếng vừa ăn.

– Sườn lợn mán chặt miếng vừa ăn, chần qua nước sôi cho hết chất bẩn và hết mùi hôi. Đổ nước chần đi, rửa sườn lại bằng nước lạnh.

– Đặt nồi lên bếp, cho 2 thìa dầu ăn vào đun nóng. Sau đó cho sườn lợn và khoai vào xào, nêm 2 thìa bột nêm, đảo đều cho ngấm gia vị.

– Tiếp đến cho nước vào, lượng nước tùy ý bạn muốn nhiều hay ít canh.

– Đun sôi, dùng thìa vớt hết bọt nổi lên bỏ đi.

– Đun sôi âm ỉ trong khoảng 20 phút, đến khi sườn chín mềm là được. Nêm nếm lại cho vừa ăn rồi thái hành lá vào. Tắt bếp nhấc xuống.

– Sườn mềm, róc xương đậm đà gia vị, khoai tây chín có vị ngòn ngọt tự nhiên.

Sưu tầm

The post Bí quyết làm lợn mán đủ món siêu hấp dẫn cho chị em trổ tài appeared first on Ẩm thực Vân Hồ.



source https://amthucvanho.com.vn/am-thuc/bi-quyet-lam-lon-man-du-mon-sieu-hap-dan-cho-chi-em-tro-tai.html

Tác dụng chữa bệnh kỳ diệu và cách chế biến một số món ăn ngon từ cá ngạnh

Cá ngạnh là loài cá da trơn có thân và đầu dẹt với đầu có ngạnh rất sắc bén. Cá ngạnh cũng còn được gọi là cá hóa, cá lại, cá bạch kính… Thịt của cá ngạnh tính bình, vị ngọt.

Thành phần chủ yếu thì có protein, chất béo, carbon hydrat, muối vô cơ… sinh sống trong sông ngòi, phần lớn là sống dưới lớp đáy sông. Tác dụng: Rất tốt đối với người già khí huyết kém, tì vị bất hòa, chán ăn, tiểu tiện không thông. Thịt của cá ngạnh có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ trung ích khí, lợi thủy.

Tác dụng chữa bệnh có thể nhiều người chưa biết đến:

Trẻ em bị ra máu cam, Người già khí huyết kém, tì vị bất hòa, chán ăn, tiểu tiện không thông. Cách dùng: nấu chín hoặc hấp lên để ăn.

Chữa trị: Người già khí huyết kém, thân thể suy nhược: lấy một con cá ngạnh mổ bỏ nội tạng, thêm đẳng sâm, hoàng kỳ, táo tầu mỗi thứ với lượng bằng nhau. Cho hấp lên, bỏ bã thuốc rồi ăn thịt cá.

Bệnh lâu tì vị bất hòa, tiểu tiện không thông: lấy một con cá ngạnh, bỏ ruột tạp, thái thành khúc, cho thêm bí đao, hành, gừng và gia vị, tất cả được nấu lên rồi ăn liên tục từ hai đến ba ngày.

Nấu các món ăn tuyệt vời :

*) Cá ngạnh nấu canh chua:

Nguyên Liệu:

Cá ngạnh: Chọn loại cá bụng to, có trứng)

Cà chua: Khế, dứa, Lá sông

Nước sôi để nguội

Các bước:

  1. Cá rửa sạch, để ráo. Cho một ít bột canh, nước mắm, hành củ ướp cá cho thấm. Cà chua cắt làm sáu miếng, dứa cắt nhỏ.
  2. Cho dầu ăn, hành củ và bột màu vào nồi phi cho thơm để khử mùi tanh của cá. Sau đó, cho cá vào tao cho thấm, có thể nêm một ít nước mắm.Bỏ cà chua, dứa vào cá đang nấu trên nồi.Khoảng 3 phút cho tiếp nước sôi để nguội và khế vào nấu.
  3. Khi canh ở nồi sôi, bỏ thêm lá sông và nêm bột canh, muối, mì chính, hành lý theo khẩu vị của người dùng.

*) Cá ngạnh om măng chua:

Đây là món cá om, có thể dùng với cơm hoặc bún đều được

Nguyên Liệu

– Cá ngạnh đã làm sạch vây

– Măng chua

– Quả cà chua

– Lát thơm

– Gia vị để nêm nếm vừa ăn

Các bước

  1. Ướp sơ cá với ít muối, nước mắm, tiêu hành cho thấm
  2. Bắt chảo lên bếp, cho ít dầu ăn vào và cho cá vào xào
  3. Khi cá đã chín, cho măng chua, thơm và cà chua đã cắt lát vào, cho thêm ít nước xâm xấp mặt
  4. Khi hỗn hợp sôi lại, thêm muối mắm vừa ăn, bắt xuống, múc ra tô và cho thêm hành lá vào cho đẹp mắt. Cá nên dùng nóng để tránh mùi tanh.

*) Cá ngạnh kho nghệ:

Kho đến khi trong nồi còn sền sệt nước là được, gắp cá ra đĩa ăn với cơm nóng. Nguyên Liệu:

– Cá ngạnh

– Giềng (riềng, củ tươi)

– Nghệ tươi

– Gia vị: bột canh, bột nêm, mật mía, nước hàng, nước tương, ớt tươi, chanh, muối hạt

Các bước:

  1. Cá mua về cho vào chậu vắt 2 quả chanh tươi, 1 nắm muối hạt, trộn đều cho hết nhớt, tiép xả nước rửa sạch vớt cá ra để ướp (bước này mình quên chụp ảnh, hem lần sau mình chụp nhé)
  2. Chuẩn bị gia vị giềng, nghệ cạo rửa sạch thái lá
  3. Xếp lót giềng cùng nghệ xuống đáy nồi
  4. Xếp cá theo lượt, ướp
  5. Pha nước kho cá 3 thìa canh mật mía, 3 thìa nước tương,3 thia cf bột nêm, cùng vài lát nghệ, ớt băm nhỏ, tất cả trộn đều.
  6. Mỗi lượt cá lại xếp nghệ, giềng và rắc thêm 2 thìa cf bột canh raỉ đều, tưới đều bát gia vị vừa pha lên, đậy vung ướp 30 phút
  7. Bắc nồi lên bếp kho to lửa, đến lúc sôi bớt lửa om cho cá ngấm gia vị
  8. Kho đến khi trong nồi còn sền sệt nước là được, gắp cá ra đĩa ăn với cơm nóng

Trên đây là bài viết Vân Hồ sưu tầm để tổng hợp cho mọi người về bài thuốc chữa bệnh và cách chế biến món ăn ngon từ ‘Cá Ngạnh’. Nếu không có nhiều thời gian và am hiểu món cá này, Quý vị và các bạn có thể ghé ẩm thực Vân Hồ để thưởng thức set cá ngạnh 5 món siêu hấp dẫn và bổ dưỡng bạn nhé!

=>> Set 5 món cá ngạnh – Ẩm Thực Vân Hồ thơm ngon “khó cưỡng”

The post Tác dụng chữa bệnh kỳ diệu và cách chế biến một số món ăn ngon từ cá ngạnh appeared first on Ẩm thực Vân Hồ.



source https://amthucvanho.com.vn/am-thuc/tac-dung-chua-benh-ky-dieu-va-cach-che-bien-mot-so-mon-an-ngon-tu-ca-nganh.html

Hết sạch nồi cơm với món vịt kho sả ớt cay nồng

Thịt vịt, sả và ớt hòa quyện với nhau tạo nên một nồi vịt khi sả ớt thơm lừng, khi ăn thì thịt vịt mềm, thấm đều gia vị. Vào bếp cùng mình và làm ngay món này cho các thành viên trong gia đình cùng thưởng thức thôi nào.

>> 4 bước khử sạch mùi tanh của cá hiệu quả để món ăn ngon và hấp dẫn hơn

>> Gặp gỡ đầu xuân tưng bừng trong mùa covid chỉ có tại Vân Hồ

Vịt kho sả ớt sau khi kho xong có hương vị đặc trưng của sả, thịt vịt thì mềm thơm. Không mất quá nhiều thời gian là bạn đã có một nồi thịt vịt kho thơm ngon rồi, khi nấu món này cho cả nhà thưởng thức thì bạn nên nấu cơm nhiều hơn nhé.

Nguyên liệu

  • 600 thịt vịt
  • 2 cây sả
  • 2 quả ớt
  • 2 củ tỏi
  • 1 củ gừng
  • Gia vị: bột nghệ, đường, hạt nêm, muối, nước mắm, rượu trắng

Cách thực hiện

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Sơ chế nguyên liệu

Cạo sạch vỏ gừng, sau đó rửa sạch chia làm 2 phần, một phần băm nhuyễn, một phần cắt lát đập dập.

Sả rửa sạch, một cây đem đi bào, cây còn lại thì băm nhuyễn.

Ớt rửa sạch, sau đó một phần đem đi băm nhuyễn, phần còn lại cắt lát. Với tỏi thì đập dập, bỏ vỏ rồi băm nhuyễn.

Thịt vịt sau khi mua về thì rửa sơ, cắt thành từng miếng nhỏ rồi bóp thịt vịt với gừng đập dập và một ít rượu trắng để khử sạch hôi của vịt, sau đó rửa sạch lại với nước, để vào rổ cho ráo.

Sau đó rửa sạch lại với nước, để vào rổ cho ráo.

Bước 2: Ướp thịt vịt

Cho vịt vào tô cùng với 2 muỗng canh đường, 1/2 muỗng cà phê hạt nêm, 1/2 muỗng cà phê muối, 3 muỗng canh mắm, 1/2 muỗng canh bột nghệ, gừng băm nhuyễn, 1/2 tỏi băm và 1/2 ớt băm.

Ướp thịt vịt

Đảo đều cho các nguyên liệu hòa quyện vào nhau, ướp trong 20 phút để thịt vịt thấm đều gia vị.

Đảo đều cho các nguyên liệu hòa quyện vào nhau, ướp trong 20 phút để thịt vịt thấm đều gia vị.

Bước 3: Kho thịt

Bắc một cái chảo lên bếp, cho vào đó một ít dầu ăn và một ít đường, tiến hành thắng nước màu.

Bắc một cái chảo lên bếp, cho vào đó một ít dầu ăn và một ít đường, tiến hành thắng nước màu.

Khi đường đã chuyển sang màu vàng nâu thì tắt bếp, cho tỏi băm, sả bào và sả băm vào, đảo đều cho có nguyên liệu vàng thơm.

Khi đường đã chuyển sang màu vàng nâu thì tắt bếp, cho tỏi băm, sả bào và sả băm vào, đảo đều cho có nguyên liệu vàng thơm.

Sau đó bật bếp lên, cho thịt vịt đã ướp vào đảo đều ở lửa lớn cho thịt săn lại.

Sau đó bật bếp lên, cho thịt vịt đã ướp vào đảo đều ở lửa lớn cho thịt săn lại.

Rồi cho vào 150ml nước lọc, đậy nắp lại kho 5 phút ở lửa vừa.

Rồi cho vào 150ml nước lọc, đậy nắp lại kho 5 phút ở lửa vừa.

Khi thấy nước trong nồi sôi lên thì mở nắp ra, kho tiếp 15 phút cho thịt vịt chín mềm.

Khi thấy nước trong nồi sôi lên thì mở nắp ra, kho tiếp 15 phút cho thịt vịt chín mềm.

Sau đó cho hết phần ớt băm vào, đảo đều, nêm nếm với gia vị cho vừa ăn, rồi tắt bếp.

Sau đó cho hết phần ớt băm vào, đảo đều, nêm nếm với gia vị cho vừa ăn, rồi tắt bếp.

Cho thịt vịt kho ra đĩa, trang trí theo sở thích rồi thưởng thức thôi nào.

Cho thịt vịt kho ra đĩa, trang trí theo sở thích rồi thưởng thức thôi nào.

Món vịt kho sả ớt nên dùng khi còn nóng, ăn kèm với cơm trắng, rau sống, dưa leo và cà chua sẽ ngon hơn đấy, chúc bạn thành công.

Nguồn: sưu tầm

 

The post Hết sạch nồi cơm với món vịt kho sả ớt cay nồng appeared first on Ẩm thực Vân Hồ.



source https://amthucvanho.com.vn/am-thuc/het-sach-noi-com-voi-mon-vit-kho-sa-ot-cay-nong.html

Cách làm chân vịt cay Tứ Xuyên Trung Quốc thơm ngon an toàn tại nhà

Các món ăn Trung Quốc thường có vị cay nồng đặc trưng nhưng lại được rất nhiều người thích. Hôm nay tụi mình sẽ mách bạn cách làm chân vịt cay Tứ Xuyên Trung Quốc thơm ngon an toàn tại nhà.

>> 4 bước khử sạch mùi tanh của cá hiệu quả để món ăn ngon và hấp dẫn hơn

>> Gặp gỡ đầu xuân tưng bừng trong mùa covid chỉ có tại Vân Hồ

Chân vịt cay Tứ Xuyên là một món ăn vặt được người dân Trung Quốc khá là ưa chuộng. Không giống với Việt Nam, đồ ăn vặt là bánh snack mà là các món mặn như chân vịt cay, cổ vịt tẩm gia vị,… Hôm nay hãy cùng tụi mình vào bếp với món chân vịt cay Tứ Xuyên siêu ngon nhưng lại vô cùng đơn giản sau đây nhé!

Thời gian chế biến: 40 phút

Dành cho: 2-3 người ăn

1. Nguyên liệu làm chân vịt cay Tứ Xuyên Trung Quốc

  • 500g chân vịt
  • 1 trái chanh
  • 300g gừng, 50g tỏi
  • 100ml rượu trắng
  • Gia vị: Nước tương, hoa hồi, quế, muối, bột ngọt, dầu hào, đường, ớt khô, màu điều, dầu ăn

Nguyên liệu làm chân vịt cay Tứ Xuyên Trung Quốc

2. Cách làm chân vịt cay Tứ Xuyên Trung Quốc

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Gừng bạn đập dập, tỏi băm nhuyễn.

Chân vịt bạn cho vào thau, vắt toàn bộ trái chanh và cho rượu vào. Bóp chân vịt để khử mùi tanh và làm sạch chân vịt. Khi bạn thấy nước có màu đục thì những phần bẩn bên đã bị trôi ra ngoài. Bạn xả thật sạch lại với nước.

 Sơ chế nguyên liệu

Bước 2: Luộc chân vịt

Bạn cho một nồi nước lên bếp, cho toàn bộ phần gừng vào. Gừng giúp cho chân vịt không bị hôi, khử sạch mùi tanh. Khi nước sôi lên thì bạn cho chân vịt vào, luộc trong vòng 15 phút. Sau đó vớt ra rổ để ráo.

Luộc chân vịt

Bước 3: Xào chân vịt

Bạn bắt chảo lên bếp, cho vào 2 muỗng canh dầu ăn, và một muỗng canh hạt điều để có màu đẹp mắt. Dầu nóng bạn vớt hạt màu điều ra, cho 1 thanh quế, 3 bông hồi vào để dậy mùi thơm. Sau đó cho toàn bộ phần tỏi băm vào.

Xào chân vịt

Tỏi phi thơm thì bạn cho toàn bộ phần chân vịt vào. Đảo đều cho chân vịt thấm đều màu. Cho vào 400ml nước lọc, 5 muỗng canh nước tương, 1 muỗng cà phê muối, ½ muỗng cà phê bột ngọt, 1 muỗng cà phê muối, 1.5 muỗng canh đường, 1 muỗng canh ớt khô.

Xào chân vịt

Bạn đun đến khi phần nước sệt lại là được, khi nước bắt đầu cạn bạn nhớ đảo đều cho chân vịt thấm đều và không bị cháy nhé!

3. Thành phẩm

Vậy là xong rồi đấy, chân vịt có vị cay, vừa ăn, màu vàng đẹp mắt. Phần chân thì dai giòn sần sật, có một chút cay nhẹ của ớt và mùi thơm ngào ngạt của hồi, quế. Quả là một món ăn tuyệt vời đúng không nào!

chân vịt cay Tứ Xuyên

Bài viết vừa giới thiệu bạn món chân vịt cay Tứ Xuyên Trung Quốc siêu ngon nhưng lại vô cùng đơn giản. Thử ngay nhé!

Nguồn: sưu tầm 

The post Cách làm chân vịt cay Tứ Xuyên Trung Quốc thơm ngon an toàn tại nhà appeared first on Ẩm thực Vân Hồ.



source https://amthucvanho.com.vn/am-thuc/cach-lam-chan-vit-cay-tu-xuyen-trung-quoc-thom-ngon-an-toan-tai-nha.html