Đũa gỗ khi sử dụng lâu và bảo quản trong bếp dễ bị ẩm mốc, đồng thời có mùi rất khó chịu. Nếu bạn không muốn bỏ đi những đôi đũa gỗ như vậy thì bạn hãy tham khảo vài mẹo nhỏ làm sạch nấm mốc trên đũa chia sẻ dưới đây nhé!
>> Tác dụng của thịt bò và ăn thịt bò sao cho tốt
Đũa gỗ, đũa tre luôn tiện dụng trong mỗi bữa ăn trong gia đình nhờ khả năng gắp thức ăn không trơn tuột. Tuy nhiên, khí hậu ở Việt Nam nóng ẩm nên đũa rất dễ bị mốc và đó là điều kiện thuận lợi cho các loại nấm mốc phát triển, gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh – Nguyên Trưởng khoa Công nghệ thực phẩm, ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết: “Đối với đũa ăn hằng ngày của chúng ta làm bằng tre già, gỗ bền, nhựa…thường để được lâu, nhưng thức ăn sẽ bám vào đó, khó rửa sạch. Người ta thường rửa đũa một cách qua loa, vuốt từ thân lên đầu đũa mà không biết rằng chính ra ở đầu ngọn đũa mới là nơi thức ăn dư thừa lưu lại nhiều và dễ bị bỏ qua khi vệ sinh đũa, để lâu trong môi trường ẩm, không khô thoáng sẽ gây ra nấm mốc”.
Đũa gỗ hoặc tre khi bị ẩm sẽ sinh ra nhiều loại nấm mốc khác nhau và nấm mốc ở trên đũa còn có thể phát tán vào trong không gian của nhà bếp chúng bám vào các thực phẩm. Đặc biệt các loại đậu tương nếu bị mốc sẽ sinh độc tố Aflatoxin dẫn đến bệnh ung thư.
1. Dùng muối ăn
Muối có khả năng loại bỏ được các vết ẩm mốc bám trên bề mặt gỗ rất tốt. Cách thực hiện như sau:
– Cho muối vào một nồi nước đặt trên bếp, rồi cho đũa gỗ bị mốc vào và bật bếp đun sôi khoảng 5 phút.
– Sau đó, bạn vớt đũa ra và lau thật khô bằng khăn sạch, rồi trải đũa ra phơi dưới ánh nắng mặt trời ít nhất một ngày.
Vậy là bạn có thể tiếp tục sử dụng đũa gỗ mà không lo về các vết nấm mốc nữa rồi!
2. Dùng muối nở (Baking soda)
Baking soda bản chất là muối nở và có tính tẩy mạnh nên có thể dùng để vệ sinh nhà cửa hoặc các vật dụng trong nhà rất tốt.
Để loại bỏ nấm mốc trên đũa bằng baking soda, bạn có thể kết hợp baking soda với nước nóng và thực hiện như cách 1 ở trên. Hoặc bạn hãy trộn baking soda với một ít nước cốt chanh cho đến khi hơi sệt, sau đó bôi hỗn hợp lên đũa gỗ bị mốc rồi phơi nắng trong 30 phút và rửa sạch lại bằng nước nóng là được.
3. Nước nóng
Nước nóng cũng có thể tiêu diệt các vi khuẩn và vi sinh vật có trong đũa gỗ, đũa tre rất hiệu quả.
Cách thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần đun một nồi nước sôi (nếu thích có thể pha thêm nước cốt chanh hoặc giấm) rồi cho đũa gỗ vào ngâm trong vòng 10 phút, sau đó vớt ra, phơi nắng cho khô ráo là có thể sử dụng tiếp.
4. Giấm và mật ong
Bạn hãy cho mật ong và giấm vào một tô nước lớn rồi khuấy đều cho hỗn hợp hòa tan. Sau đó dùng một cái khăn sạch và nhúng vào hỗn hợp, vắt cho khăn còn hơi ẩm rồi bắt đầu lau lên đũa gỗ cho đến khi khô ráo.
Giấm sẽ giúp làm sạch đũa gỗ bị mốc một cách hiệu quả nhờ có tính axit, còn mật ong sẽ giúp cho đũa của bạn không những sạch mà còn sáng bóng.
Để tránh cho đũa bị mốc trở lại, trong quá trình sử dụng bạn nên lưu ý:
– Khi rửa chén đũa cần phải phơi cho thật khô ráo rồi mới cho vào ống đũa.
– Vệ sinh ống đũa thường xuyên vì đây cũng là môi trường kín, dễ sinh vi khuẩn.
– Thay đũa mới thường xuyên sau khoảng 3-5 tháng sử dụng.
Hy vọng với những mẹo nhỏ trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc đánh bay ẩm mốc bám trên đũa gỗ một cách dễ dàng hơn mà không phải vứt đi lãng phí nữa nhé!
Nguồn: sưu tầm
The post Cách loại bỏ ẩm mốc trên đũa gỗ bằng đơn giản bằng các loại gia vị có sẵn trong nhà appeared first on Ẩm thực Vân Hồ.
source https://amthucvanho.com.vn/am-thuc/cach-loai-bo-am-moc-tren-dua-go-bang-don-gian-bang-cac-loai-gia-vi-co-san-trong-nha.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét